
Được xếp vào một trong 8 món ăn bổ dưỡng nhất (bát trân), tổ yến được giới khoa học chứng minh và khẳng định là thực phẩm giàu dinh dưỡng với rất nhiều thành phần tốt cho cơ thể. Ngoài ra, yến sào có thể sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau như người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh. Vậy thực chất, trong yến sào có những thành phần dinh dưỡng gì và chúng có công dụng ra sao? Hãy cùng Huỳnh Yến tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Xem thêm:
>>Những tác hại khi sử dụng yến sào không đúng cách
1. Những thành phần dinh dưỡng có trong yến sào
Yến sào chứa hàm lượng protein cao (45-55%), trong đó chứa 18 loại acid amin, một số acid amin có hàm lượng rất cao như aspartic acid (4,69%), proline (5,27%) có tác dụng tái tạo tế bào cơ, các mô và da
có những acid amin không thể thay thế như cysteine, phenylalanine (4,50%) có tác dụng tăng cường trí nhớ, tăng dẫn truyền xung động thần kinh, tăng hấp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời; tyrosine và acid oxalic (8,6%) có tác dụng phục hồi nhanh khi cơ thể bị nhiễm xạ hay tổn thương hồng cầu, glucosamine giúp phục hồi sụn bao khớp trong những trường hợp thoái hóa khớp.
Thành phần dinh dưỡng và công dụng của tổ yến
Trong tổ yến còn có chứa 31 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ và bồi dưỡng cho người già. Tổ Yến giàu canxi và sắt, có các nguyên tố có lợi cho thần kinh và trí nhớ như mangan, brôm, đồng, kẽm. Có nguyên tố kích thích tiêu hóa như crôm, nguyên tố chống lão hóa, chống tia phóng xạ như se-len. Yến sào chứa đường lactose mà không có chất béo.
2. Những lưu ý khi sử dụng yến sào
2.1 Không phải ai cũng có thể sử dụng yến sào
Yến sào đem lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng chúng. Bởi yến sào có thể gây ra một số phản ứng dị ứng, thậm chí là sốc phản vệ, đe dọa đến tính mạng.
2.2 Không được nấu yến trực tiếp trên lửa
Yến sào có hiệu quả tốt nhất khi được đem đi chưng cách thủy chứ không được nấu trực tiếp hoặc để sôi ở nhiệt độ 100 độ C. Yến sào chỉ nên được chế biến ở nhiệt độ vừa phải. Những bệnh nhân mắc rối loạn đường huyết như đái tháo đường hay viêm tụy cần hạn chế ăn yến sào hoặc xin ý kiến của bác sĩ.
Một số lưu ý khi sử dụng yến sào
2.3 Không nên ăn tổ yến quá liều
Tùy thuộc vào từng đối tượng, thể trạng và độ tuổi mà nên sử dụng liều lượng yến sào hợp lý. Sai lầm xảy ra khi sử dụng yến quá thường xuyên, làm giảm chức năng của hệ tiêu hóa, gây đầy bụng và khó tiêu. Yến sào có thành phần đạm cao, trong khi đó, cơ thể lại khó chuyển hóa hết.
Vì vậy, liều lượng khuyến cáo cho người khỏe là 5gram/lần và tối đa 3 lần/tuần. Người bệnh chỉ nên dùng 3gram/lần và sử dụng 2 lần/tuần.
2.4 Không nên ăn tổ yến bất kỳ buổi nào trong ngày
Yến sào chỉ phát huy được tác dụng của nó khi sử dụng vào đúng thời điểm. Nếu sai thời điểm, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể sẽ bị giảm đáng kể.
2.5 Không nên dùng các loại tổ yến tùy tiện
Tùy vào thể trạng của người dùng mà có những cách sử dụng yến riêng. Những người đang bị viêm nhiễm cấp tính, cơ thể yếu thì không nên sử dụng yến sào. Vì lúc này cơ thể không thể hấp thụ quá nhiều đạm và chất dinh dưỡng, ăn yến sào có thể làm bệnh trầm trọng hơn.
2.6 Không nên vận động quá sức sau khi ăn yến sào
Vận động và tập luyện thể thao là thói quen lành mạnh và cần thiết với con người. Tuy nhiên nếu cơ thể vận động nhiều sau khi ăn yến sẽ tăng khả năng bị các bệnh về đường tiêu hóa. Tiết mồ hôi nhiều trong tập luyện khiến các chất dinh dưỡng bị đào thải nhanh chóng khi chưa kịp hấp thụ vào cơ thể.
Qua bài viết trên, Huỳnh Yến hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn những thành phần dinh dưỡng bên trong tổ yến. Qua đó giúp bạn đưa ra cái nhìn tổng quan và chọn được sản phẩm tốt nhất cho gia đình và bạn bè nhé!
Xem thêm:
>>Top 3 thương hiệu yến sào uy tín tại Việt Nam
>>Huỳnh Yến xuất sắc đạt danh hiệu Top 10 thương hiệu dẫn đầu Việt Nam năm 2023
Trời đó giờ mình nghĩ Yến ăn lúc nào cũng được, giá mà đọc được bài viết này sớm hơn
Cái gì bổ quá mà ăn không đúng liều lượng cũng không tốt, cảm ơn HY.